Cây Bằng lăng là một loại hoa dường như đã quá quen thuộc với mỗi người. Ở những công viên, sân trường, bệnh viên, ven đường,… bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại hoa này. Thậm chí, chúng còn được gọi là hoa của lứa tuổi học trò. Do vậy, hình ảnh của cây Bằng lăng trở nên gần gũi hơn bao giờ hết và là một loài cây đẹp cả về hình thái lẫn ý nghĩa của nó.
NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM
Nguồn gốc: Bằng lăng tím là loài cây nhiệt đới, phân bố chú yếu ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Cây có nguồn gốc ở Ấn độ, được trồng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
Kích thước: Là loài cây gỗ trung bình, có chiều cao trung bình từ 12 – 18 m, đường kính từ 20-40 cm. Tuy nhiên, đối với cây trồng cảnh quan đường phố thì chiều cao trung bình chỉ rơi vào khoảng 3-10 m, đường kính từ 10-20 cm.
Lá: Lá đơn, mép nguyên, mọc đối, màu xanh lục, hình bầu dục hoặc elip hoặc oval, thuôn dài và hẹp dần, có chiều dài từ 9 – 15 cm, rộng từ 4 – 8 cm, cứng, không có lông, thường rụng theo mùa.
Hoa: Hoa Bằng lăng có màu tím hồng mọc thành chùm ở ngọn, mỗi hoa có 6 cánh, mỗi cánh dài khoảng 2 – 3 cm, dạng lượn sóng, thường nở vào giữa mùa hè (tháng 6) hằng năm.
Quả: Quả nang tròn dài hình quả trứng, lúc non có màu xanh, mềm, mang lá đài xòe ra, khi già quả khô cứng, màu nâu, nở thành 6 cánh, có đường kính khoảng 1- 2cm.
Sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng của cây ở mức trung bình hoặc chậm tùy vào điều kiện phát triển.
Ánh sáng: Bằng lăng tím là cây ưa sáng, phù hợp trồng ở đường phố, khuôn viên công sở, sân vườn.
Nước: Bằng lăng nước là loài cây ưa nước, thích hợp trồng ở những nơi ẩm ướt, ven sông hoặc những vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như ở Việt Nam và một số nước Châu Á khác.
Đất: Thích hợp với nhiều loại đất, tuy nhiên để cây phát triển thì đất cần phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu đất có độ pH thấp, cần bón vôi thêm.
CÔNG DỤNG
Là loài cây có tán và hoa đẹp, do đó cây thường được ưa chuộng trồng ven đường phố, công viên, sân vườn, khuôn viên công sở, trường học,… Gỗ Bằng lăng được xếp vào loại gỗ tốt, cực kì bền và chắc, được sử dụng để làm đồ gỗ nội thất, điêu khắc tượng,…
Về mặt y học: Vỏ cây và lá được dùng làm thuốc hãm uống chữa bệnh tiêu chảy, hoa cũng dùng để chữa bệnh tiêu chảy, ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Hạt Bằng lăng có tác dụng an thần, gây ngủ. Quả được dùng để đắp ngoài trị những tổn thương loét đau miệng. Đặc biệt, lá của cây Bằng lăng được nhiều người sử dụng để hãm trà uống có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Trong lá và quả già của cây Bằng lăng có chứa nhiều acid corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết, lá non và hoa bằng lăng cũng có tác dụng giảm đường huyết nhưng chỉ có hiệu lực bằng 70% so với lá già và quả già.
Ý NGHĨA
Bằng lăng có màu tím, thể hiện tình cảm thủy chung son sắt và vô cùng trong sáng.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BẰNG LĂNG
Nhân giống:
Có thể tạo cây con bằng cách chiết cành hoặc gieo trồng bằng hạt. Trong thực tiễn thường ưu tiên chiết cành do quá trình tạo cây con nhanh, khỏe mạnh, giữ được đặc tính của cây bố mẹ.
Kỹ thuật chăm sóc:
Tưới nước: Bằng lăng tím cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển. Do đó, cần phải tưới nước đầy đủ cho cây. Có thể tưới nước từ 1-2 lần/ngày, mỗi lần cần tưới đẫm nước. Đối với mùa mưa có thể cắt giảm lượng nước tưới trong khi mùa khô cần tăng thêm lượng nước tưới để đảm bảo đủ nước cho cây, không quá thừa hoặc không quá thiếu.
Bón phân: Cây thích hợp với nhiều loại đất, tuy nhiên để cây phát triển thì đất cần phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu đất có độ pH thấp, cần bón vôi thêm. Cây có thể sinh trưởng ở môi trường đất cằn cỗi, tuy nhiên để cây khỏe mạnh và ra nhiều hoa thì nên bón thêm phân cho cây. Có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc vô cơ. Tuy nhiên, nên ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ như phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh,… vì khi dùng phân vô cơ đất dễ thoái hóa và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.