Cây me có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng phổ biến tại các nước nhiệt đới Châu Á trong đó có Việt Nam. Cây được xếp vào nhóm cây cổ thụ vì có thân khá lớn chiều cao có thể lên đến 20m. Cây thường xanh và có hệ lá rộng với tán lá có hình lông chim mọc kép với những chét lá nhỏ xếp đối xứng. Hoa me có màu vàng đặc trưng mọc thành chùm và cây cho quả có dạng dài màu nâu bên trong chứa lớp thịt mềm và có nhiều hạt áo cứng.
Khi quả me còn xanh và non phần thịt này có màu xanh ăn chua gắt chỉ phù hợp để nấu canh. Khi quả chín lớp thịt sẽ chuyển dần sang màu nâu khi ăn sẽ có vị chua chua ngọt ngọt bùi bùi khá thú vị. Me ở một số nơi được sử dụng như một món tráng miệng hoặc dùng để làm nước giải khát khá ngon.
Không những được sử dụng để làm thực phẩm mà me còn được sử dụng để làm nguyên liệu chữa một số bệnh khá hiệu quả. Thân, lá và quả me được cho là có khả năng giúp trị viêm khớp, chữa tiêu chảy khá tốt. Me đun nước để ngậm hoặc súc miệng có thể chữa được bệnh viêm lợi khá hiệu quả.
Cách trồng cây me
1. Chuẩn bị cây giông:
Cây me hiện nay được trồng và nhân giống bằng cách ghép và chiết. Cây con giống sẽ giữ được toàn bộ nguồn gen của cây mẹ nên cho năng suất cao và chất lượng tốt. Bạn cần chọn những cây con giống khỏe mạnh chiều cao 50cm trở lên và có đầy đủ bộ phận nhất là bộ rễ phát triển không bị đứt rễ.
2. Chuẩn bị đất và đào hố:
Me khá dễ tính nên có thể trồng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể trồng trên đất thịt nhẹ có thành phần phối trộn giữa mụ cưa, xơ dừa. Đất nên có độ pH từ 5,5-7 là đủ.
Trước khi trồng bạn cần chuẩn bị hố trồng cho cây. Hố phải có kích thước tối thiểu 50x50x50cm và khoảng cách mỗi hố khoảng 8m nếu trồng nhiều. Trước đó 1 tháng bạn cần bón lót cho mỗi hố một lượng phân chuồng hoai mục và phân Super Lân cùng một lượng vôi bột để khử trùng.
3. Trồng cây con giống:
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng đất và giống bạn tiến hành trồng cây vào hố. Bạn bóc bỏ phần nilon và đặt cây con giông vào giữa hố.Chỉnh cho cây hướng thẳng và lấp đất lại. Bạn tiến hành dùng tay lèn chặt phần cổ rễ với phần gốc để cố định cây. Chú ý ở giai đoạn đầu cây còn non yếu nên cần cắm cọc cho cây tránh bị gió mưa làm ngã đổ. Trồng xong tưới nước cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây mau bén rễ mới.
Chế độ chăm sóc định kì cho cây
Chế độ tưới nước :
Cây me thuộc giống cây nhiệt đới nên cần khá nhiều nước để phát triển. Định kì sau khi trồng 3 tháng trở đi tùy vào khí hậu và độ ẩm của đất mà bạn tiến hành bón phân cho cây khoảng 3 ngày 1 lần.
Cắt tỉa tán cho cây:
Cây khi được 5 tháng trở đi bạn nên cắt tỉa thưa tán và cành cho cây. Vừa giúp cây thông thoáng tăng khả năng quang hợp mà còn giúp loại trừ được cành yếu, cành sâu bệnh khô héo chỉ giữ lại cành khỏe mạnh để giúp cây phát triển tốt nhất.
Chế độ bón phân cho cây:
Định kì hàng năm bạn nên bón phân cho cây để giúp cây mau ra hoa kết quả. Chia làm nhiều đợt bón cho cây. Chú ý lúc cây ra hoa đậu quả và thời điểm sau thu hoạch. Mỗi lần bạn bón cho mỗi gốc khoảng 0,4kg phân NPK phối trộn với phân KCL. Số lượng phân sẽ tăng lên theo tuổi của cây.
Phòng ngừa sâu bệnh cho cây me:
Cây me khá khỏe mạnh nên ít mắc các loại sâu bệnh hại. Bạn chỉ cần chăm sóc giữ cây được sạch sẽ đất không bị cỏ dại mọc và khi có quả thì nên sử dụng thuốc dưỡng quả và lá định kì là được.
Thu hoạch me
Cây me thường ra hoa vào đầu mùa mưa. Sau khi ra hoa khoảng 3 tháng sau đó bạn có thể thu hoạch được những chùm me đầu tiên. Khi quả trên cây to rủ xuống sờ mềm tay là bạn có thể hái xuống được. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể thu hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi hái chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Sau khi thu hoạch bảo quản me ở nơi thoáng mát sẽ giúp me giữ được độ tươi lâu hơn