Giống Cây Đào Pháp

Xem chi tiết >>

KHUYẾN MÃI 1. Chiết khấu cao cho đơn hàng doanh nghiệp, đơn hàng lớn
2. Giao hàng miễn phí trong nội thành.
3. Thanh toán khi nhận giống.
4. Giảm giá 30% MỌI SẢN PHẨM TRONG THÁNG.
5. Cam kết giống chuẩn , chính gốc
Category:
Cách trồng và chăm sóc cây Đào pháp ( đào Mayscrest)

I. Đặc điểm sinh học

Đào thuộc họ Hồng  là một loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nóng và ở các nước á nhiệt đới.

Cây đào Pháp chín sớm có nguồn gốc từ Pháp, được chọn lọc từ chương trình khảo nghiệm tập đoàn cây ăn quả giữa tỉnh Lào Cai và vùng Aquitaine- CH Pháp năm 2002- 2009.

Thân cây non có màu nâu đâm vỏ nhẵn, thân già có màu mốc trắng xù xì. Lá màu xanh đậm. Hoa ra thành chùm, mỗi chùm 5-7 hoa, hoa màu phớt hồng. Quả vỏ trắng hồng, ra hoa tháng 1, chín tháng 4 tháng 5. Khối lượng quả: 20- 25 quả/kg.

II. Kỹ thuật trồng

1. Chọn giống: Chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh, có thể trồng bằng cây ghép có bầu đất hoặc cây rễ trần.

2. Mật độ: 400 cây/ha, hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m.

3. Thời vụ: Trồng đào vào tháng 2 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá.

4. Đất trồng: Đất trồng mận có độ mùn 2 – 2,5%, có tầng dày trên 50cm, đất tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước.

Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm hoặc 70 x 70 x 70 cm, bỏ lớp đất mặt để riêng. Bón mỗi hố 20 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg lân super + 0,1 kg Kali clorua, trộn đều với đất mặt đã để sẵn và lấp đầy hố, sau 30 ngày tiến hành trồng.

Đất có độ dốc nhỏ hơn 7% hố trồng ngang bằng mặt đất, độ dốc lớn hơn hố trồng có thể thấp hơn mặt đất 10 – 20 cm.

5. Cách trồng:

Trồng cây giữa hố, bới một hốc nhỏ ở giữa hố trồng, đặt cây vào vị trí (nếu cây có bầu dùng dao rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra), lấp đất giữ chặt cây nén chặt xung quanh, tưới 10-15 lít nước cho 1 gốc.

Cắm cọc cố định cây buộc bằng dây nilon để tránh cây bị lay gốc.

III. Kỹ thuật chăm sóc

1. Giữ ẩm: Dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm cho cây.

2. Tưới tiêu:

Sau trồng tuỳ tình hình thời tiết, hai tháng đầu tiến hành tưới 1- 2lần/1tuần. Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cần giữ cho gốc cây khô ráo, thời kỳ mang quả, cây cần nước để nuôi quả. Tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tưới, tuy nhiên mận Tam Hoa cũng như cây ăn quả khác là không chịu được úng.

3. Đốn tỉa:

Đốn tạo hình: Đốn tạo cho cây phát triển theo dạng hình phễu. Mục đích của tao tán cây hình phễu là giữ lại từ 3-4 cành chính xuất phát từ một điểm của thân chính cách mặt đất khoảng 45 cm Những cành chính này luôn tạo thành một góc sao cho trung tâm của cây mở ra, cành phân bố đều các phía. quả được mọc từ các cành bên và cành chính này.

a. Đốn tỉa cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

* Giai đoạn 1. Sau khi trồng

Chỉ tiến hành đốn tỉa khi cây đã mọc tốt. Chọn 3 hoặc 4 chồi mọc xung quanh thân chính cách mặt đất khoảng 45 cm, cắt bỏ thân chính phía trên các cành đã chọn. Nếu các chồi trên cây đã quá cao thì cắt ngang khoảng 40- 50 cm và chờ để chọn những chồi mới mọc ra ở dưới vết cắt đó.

* Giai đoạn 2: Sau trồng 6 tháng

Thường xuyên bấm ngọn những cành sinh trưởng sinh dưỡng mạnh ra phía ngoài để đảm bảo các cành mọc thành góc 45 0. Trong điều kiện đủ dinh dưỡng và nước thì sau trồng 6 tháng cây cao khoảng 1,5 m. Những cành chính có thể được cắt ở chỗ có 2 chồi sinh dưỡng mọc hướng ra phía ngoài cao trên 1 m so với mặt đất. Việc đốn tỉa này sẽ kích thích sự phát triển của 2 cành từ 1 cành chính để tạo ra 6 hoặc 8 cành chính trên 1 cây.

* Giai đoạn 3: Sau trồng 12 tháng đến 3 năm:

Tiến hành đốn tỉa cho những cây cho thu hoạch.

b. Đốn tỉa các cây đang cho thu hoạch

Các cây đang cho thu hoạch cần đốn tỉa để tạo sự cân bằng giữa quả và sự phục hồi của các chồi bên để duy trì và tăng năng suất quả năm sau. Đốn tỉa phải đạt được yêu cầu: Giữ được kích thước của cây theo yêu cầu quản lý; Cho phép ánh sáng, thuốc BVTV… phun tới được tất cả các phần của cây; Kích thích được sinh trưởng, phát triển của cây trong mùa xuân, mùa hè, ra các cành cho quả mới cho mùa sau; Đốn tỉa các cành cho quả dư thừa trong mùa đông.

Tiến hành đốn tỉa 3 lần trong năm:

*Tỉa cành mùa xuân:

Với mục đích để cho ánh sánh chiếu đều vào các quả nên chỉ tỉa nhẹ để mở tán bằng cách cắt bỏ các cành sinh trưởng mạnh từ các cành trung tâm của cây và tất cả các cành vượt có góc mọc lớn hơn 450

* Tỉa cành mùa hè:

Thường được tiến hành sau thu hoạch 2 – 3 tuần. Mục đích của kỳ tỉa cành này là tạo cho ánh sáng đến được đều khắp tán cây và dừng sự sinh trưởng sinh dưỡng dư thừa tạo tiền đề cho phân hóa mầm hoa của năm sau. Không đốn tỉa nặng trong  thời gian này.

Tiến hành cắt bỏ những cành mọc thẳng ở giữa thân cây để cho cây thông thoáng tạo điều kiện cho những mầm mới mọc có thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng, phân hoá mầm hoa trước màu đông. Cắt bỏ phần cành ngay phía trên mắt mầm và chú ý không nên đốn quá đâu làm cho cây bị tổn thương và suy yếu.

* Tỉa cành mùa đông:

 Mục đích của tỉa cành mùa đông là loại bỏ những cành cho quả đã hoá gỗ trong mùa xuân, mùa hè… và tạo điều kiện để tỉa quả tốt hơn. Tỉa cành mùa đông phải tiến hành vào lúc trời còn lạnh cây còn đang ở trong giai đoạn nghủ nghỉ

Loại bỏ những cành vô  hiệu, những cành quá yếu. Tỉa cành mọc chụm phía trong tán cây. Tỉa bớt chỉ giữ lại những cành 1 năm cách nhau khoảng 30 cm, loại bỏ những cành mọc thấp hơn 50 cm. Cắt bỏ một phần đầu cành ngay phía trên mắt mầm, cắt ngọn các cành bên dài quá 40 cm.

c. Tỉa quả:

Tiến hành tỉa quả khi quả có đường kính 0,5 – 1 cm và kết thúc tỉa trước khi hạt cứng. Tỉa tạo khoảng cách giữa các quả từ 5-7 cm. Tỉa bằng biện pháp thủ công.

+ Tỉa quả:

Tiến hành tỉa quả khi quả có đường kính 0,5 – 1 cm và kết thúc tỉa trước khi hạt cứng. Tỉa tạo khoảng cách giữa các quả từ 5-7 cm. Tỉa bằng biện pháp thủ công.

4. Bón phân

Nhằm duy trì độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Tập trung bón vào giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Lượng phân N, P, K cần chia ra bón 3 lần trong năm, chủ yếu tập trung bón vào cuối mùa đông.

– Lượng phân bón (kg)

Phân bón Định mức/cây/năm Lượng bón/ha/năm (400cây/ha)
Cây kiến thiết cơ bản Cây cho thu hoạch Cây kiến thiết cơ bản Cây cho thu hoạch
Phân chuồng 20 30 8.000 12.000
Urê 0,3 0,5- 0,7 120 200- 280
Lân supper­ 0,5 0,7- 0,8 200 280- 320
Kali clorua 0,2 0,3- 0,5 80 120- 200

– Thời điểm bón:

Đối với cây thời kỳ kiến thiết cơ bản:

+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng (20 kg), 70 %  lân super (0,35kg),  50 % urê (0,15 kg), 50 % Kali clorua (0,1 kg) để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả.

+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua  (0,05 kg) để cây phục hồi sau vụ cho quả.

+ Lần 3 (tháng 11): Bón 15 %  super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua (0,05 kg). Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

Đối với cây thời kỳ kinh doanh:

+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng, 70 %  lân super,  50 % urê, 50 % Kali clorua để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả. Tương đương với 30 kg phân chuồng, 0,6- 0,56 kg lân super, 0,25- 0,35 kg urê, 0,15- 0,25 kg Kali clorua .

+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân, 25 % ure, 25 % Kali clorua để cây phục hồi sau vụ cho quả. Tương đương với 0,1- 0,12 kg lân super, 0,125- 0,175 kg urê, 0,075- 0,125 kg Kali clorua.

+ Lần 3 (tháng 11): Bón lượng phân còn lại với 15 %  phân super lân, 25 % ure, 25 % KCL. Tương đương với 0,1- 0,12 kg phân lân super, 0,125- 0,175 kg ure, 0,075- 0,125 kg Kali clorua. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

– Cách bón:

+ Bón phân chuồng: Cuốc hố xung quanh tán cây sâu 20 cm, rắc phân lấp đất.

+ Phân vô cơ: Gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bón thấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thoát phân bón.

5. Làm cỏ:

Tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây mận, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ. Thông thường làm cỏ 6-7 lần/năm, không nên để cỏ có hoa rồi mới phát vì hạt cỏ dễ dàng phát tán trong vườn. Tiến hành nhổ cỏ gốc thường xuyên.

Thời kỳ cây chưa khép tán có thể trồng một số cây họ đậu giữa các hàng cây để cải tạo đất, hạn chế xói mòn đất.

6. Phòng trừ sâu bệnh  

– Sâu đục thân: Là sâu non của các loại xén tóc đục vào thân cây, cành làm cho cành bị héo khô, quả nhỏ, rụng bị nặng làm chết cả cây.

Phòng trừ sâu đục gốc cây bằng cách quét vôi gốc cây cao 60-70cm vào tháng 11- 12 trong năm, cắt những ngọn cành bị héo trong vụ xuân và đốt, dùng dây thép, tay mây để chọc chết hoặc bắt sâu non. Dùng các loại thuốc Trebon, Decis 0,1%  tẩm bông nhét vào lỗ sâu đục, phun diệt trứng sâu.

– Rệp: Xuất hiện và gây hại quanh năm trên vườn quả, gây hại nặng trên lộc xuân và lộc thu. Rệp chích hút ở mặt dưới lá non làm lá uốn tròn dạng ống, lá chuyển màu đỏ hồng ảnh hưởng đến quang hợp, làm giảm chất lượng, năng suất quả.

Phòng trừ: Phun trừ vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 hạn chế nguồn gây hại trên lộc xuân bằng thuốc Sherpa 0,2 %. Phun trừ rệp vào mùa xuân và cuối thời kỳ lộc xuân xuất hiện rộ bằng thuốc Trebon, Aplaud.

– Sâu đục ngọn: Sâu hại các ngọn chồi xuân và chồi thu, khi các ngọn chồi đã già sâu non di chuyển gây hại trên quả, đục vào cuống hoặc núm quả tạo thành các đường hầm trong quả tới hạt, ở các lỗ đục có dịch nhựa chảy ra.

Phòng trừ: Dùng thuốc Regent , Padan phun 2 lần vào cuối mùa xuân đầu mùa hè và đầu mùa thu.

– Ruồi đục quả: Gây hại trên quả ở giai đoạn trái gần chín. Ruồi đẻ trứng vào quả, sâu non nở ra phá hại phần thịt quả làm quả bị thối, ủng.

Phòng trừ: Thu hoạch quả kịp thời, thu dọn quả rụng trên vườn đem chôn sâu xuống đất. Phun trừ trước thu hoạch 1 tháng bằng hỗn hợp 15 % bả SOFRI Protein + 0,1 g Regent 800 WG, phun định kỳ 1 tuần 1 lần đến thu hoạch xong.

– Bệnh phồng lá: Thường xuất hiện khi nụ mầm bung nở. Lá bị bệnh khô, dầy, cong queo, những chỗ phồng rộp màu hồng hoặc đỏ. Quả bị bệnh có vết đỏ nhạt và hay bị nứt.

Phòng trừ: Đốn tỉa cây tạo độ thông thoáng cho vườn quả và tán cây. Thu nhặt và tiêu huỷ lá bị bệnh. Phun thuốc Mancozeb 80 %, Ridomil 35 % từ đầu vụ khi chồi mới bắt đầu phát triển.

– Bệnh thối xám quả đào: Là bệnh chính hại trên quả đào. Ban đầu trên quả có vết màu nâu không hình dạng nhất định, sau vết bệnh xuất hiện lớp nấm mốc màu xám.

Phòng trừ: Phun các thuốc Cacbenzim, Rovral theo khuyến cáo trên bao bì trước khi thu hoạch 1 tháng.

7. Thu hái và bảo quản

Thu hái khi quả màu sắc chuyển hồng có chỗ đỏ, quả mềm, mùi thơm. Trường hợp phải vận chuyển đi xa, thu hái khi độ già khoảng 80 – 85%, trước khi quả chín 7-10 ngày.

Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm dập nát, sây sát. Quả thu hái xong cần đặt vào sọt có lót rơm rạ hoặc thùng gỗ, hộp cứng để vận chuyển không bị dập nát. Bảo quản đào ở nơi khô, mát, thoáng./.

0987.654.321
0965.020.119