Giống Cây Hồng Đỏ

Xem chi tiết >>

KHUYẾN MÃI 1. Chiết khấu cao cho đơn hàng doanh nghiệp, đơn hàng lớn
2. Giao hàng miễn phí trong nội thành.
3. Thanh toán khi nhận giống.
4. Giảm giá 30% MỌI SẢN PHẨM TRONG THÁNG.
5. Cam kết giống chuẩn , chính gốc

Nguồn cây: Trung tâm cây giống Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Giá bán:
Địa chỉ: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Quy cách cây giống: Cây cao 60cm -70cm
Thu hoạch: Sau 1 năm cho thu hoạch lứa đầu tiên

Mật độ: Khoảng cách cây cách cây từ 4 – 5m
Hướng dẫn vận chuyển:
– Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải.
– Cây giống được đóng trong sọt hoặc bao bì cẩn thận để vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.
Hướng dẫn thanh toán:
– Quý khách đến mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
– Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua nhà xe hoặc tài khoản ngân hàng:

Cây mẹ dùng để lấy mắt ghép phải được trồng, chăm sóc cách ly với nguồn bệnh.
 Mắt ghép được lấy trên cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, năng suất ổn định, phẩm chất quả đặc trưng cho giống.
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn.
– Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.
Liên hệ ngay để được giá tốt nhất
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HỒNG NHÂN HẬU

Đất trồng, đào hố, bón lót
– Hồng không kén đất, có thể chịu hạn nên có thể trồng trên đất dốc.
– Đào hố có kích thước sâu 80 cm, rộng 80 cm. Để đất mặt riêng để lót xuống đáy hố, đất ở đáy hố cho lên sẽ phủ trên miệng hố..
– Bón lót cho mỗi hố 50 – 60 kg phân hữu cơ + 0,5 – 1,0 kg supe lân + 0,5 -1,0 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây.

3.3 Mật độ, khoảng cách
Tuỳ điều kiện mà có thể trồng theo khoảng cách 4 – 5 m/cây (mật độ đạt 500 – 625 cây/ha).
Nên trồng 5 – 10% giống hồng khác giống để tạo nguồn phấn bổ sung cho hoa, tránh rung quả.
3.4 Thời vụ trồng cây
Trồng cây tốt vào vụ Xuân từ tháng 3 đến tháng 4, khi có mưa, đất ẩm. Hạn chế trồng cây vào vụ Thu vì vùng núi thường có mùa Đông lạnh, đất khô, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống khi cây.
3.5 Cách trồng
Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt bầu cây vào hốc, phủ đất kín bầu (Chú ý không lấp kín vết ghép), dùng một cọc nhỏ cắm nghiêng buộc vào cây để cây không bị lay gốc. Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10 – 15 lít nước cho mỗi gốc
– Sau trồng khoảng 2 – 3 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải, nước phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10 hoặc dùng phân đạm và kali pha loãng 2 – 5% để tưới cho cây, cách gốc 50 – 60 cm, mỗi tháng có thể tưới 1 – 2 lần.
Khi cây lớn có thể có thể pha đặc hơn và tưới xa gốc hơn.
– Nếu trồng bằng cây ghép cần chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây hồng dại.

3.6 Chăm sóc
– Hàng năm căn cứ vào tuổi cây, tình hình sinh trưởng và khả năng cho năng suất của cây mà có thể bón lượng phân cho mỗi cây như sau: 30 – 50 kg phân hữu cơ + 1,0 – 2,0 kg đạm urê + 0,5 – 2,0 kg supe lân + 0,5 – 1,0 kg kali clorua.
Cách bón như sau:
*Bón nuôi lộc Xuân, nuôi hoa vào tháng 2 – 3: đạm 50% + kali 30%.
*Bón nuôi quả và thúc lộc Thu vào tháng 6 – 7: đạm 50% + kali 40%.
*Bón phục hồi sau khi thu hoạch quả vào tháng 10 – 11: toàn bộ phân hữu cơ, phân lân + 30% phân kali còn lại.
(Phân hữu cơ và phân lân đào rãnh xung quanh tán cây sâu 20 cm, bón phân, lấp đất. Phân đạm và kali nếu đất khô thì hoà nước tưới, nếu đất ẩm thì rắc phân xuống đất xung quanh tán và xới nhẹ)3.7 Cắt tỉa, tạo hình
Thường xuyên quan sát vườn, quan sát cây để tỉa bỏ những cành la, cành bị sâu bệnh, cành tăm hương để cây thông thoáng, hạn chế chỗ trú ngụ của sâu bệnh.
Khi cây hồng cao 50 – 60 cm thì tiến hành bấm ngọn để cây ra cành cấp 1, chọn 3 – 4 cành xung quanh tán cây, nuôi dưỡng cành dài 50 – 60 cm thì tiến hành bấm ngọn, để 2 – 3 cành cấp 2 trên mỗi cành cấp 1. Khi cành cấp 2 dài 40 – 50 cm thì tiến hành bấm ngọn để sinh ra cành cấp 3, đây là cấp cành chính tạo quả trên cây. Hàng năm đốn tỉa đến cấp cành này để phát sinh cành mẹ của vụ Thu và ra cành quả của cụ Xuân.

3.8 Phòng chống rụng quả, sâu bệnh
3.8.1 Phòng chống rụng quả

Hồng hay bị rụng quả, nguyên nhân là do thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, khô hạn hoặc do thụ phấn không đầy đủ. Để khắc phục cần bón phân đầy đủ, tỉa bỏ bớt cành già, cành bị sâu bệnh, tưới nước, tủ gốc giữ ẩm, nuôi ong và phun các chế phẩm đậu quả có chứa chất kích thích sinh trưởng và phân vi lượng: atoníc, kích phát tố hóa trái Thiên Nông…
3.8.2 Phòng trừ sâu bệnh
Hồng là cây hay bị sâu đục thân, đục cành phá hại, đây là sâu non của các loại xén tóc, đục vào thân cây, cành, thỉnh thoảng đùn mùn ra làm cho cành bị héo, quả nhỏ, rụng, khi bị nặng có thể làm cho chết cả cây.
Cách phòng trừ: bắt xén tóc, cắt bỏ và tiêu hủy những ngọn cành bị héo trong vụ Xuân. Dùng dây thép nhỏ, tay mây để chọc chết sâu hoặc bắt sâu non, dùng bông tẩm thuốc bảo vệ thực vật bịt vào lỗ sâu đục và phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trứng sâu.

3.9 Thu hoạch và khử chát
Thu hoạch khi quả đã chín già để quả có độ ngọt cao. Đối với giống hồng không hạt địa phương thì phải xử lý khử chát, đối với các giống hồng nhập nội

0987.654.321
0965.020.119