Mít – Loại trái cây không quá xa lại đối với chúng ta, là loại chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: Vitamin A, vitamin C, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiều chất dinh dưỡng khác khác. Được biết đến với hương vị đặc trưng, lôi cuốn bởi vậy luôn là món “ khoái khẩu” của nhiều người.
Hiện trên thị trường có nhiều giống mít khác nhau như: Mít nghệ cao sản, mít tố nữ, mít ruột đỏ, Mít không hạt, mít Viên Linh, Mít Thái Changgai… Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các bạn thêm thông tin về kinh nghiệm trồng và chắm sóc mít Thái Changai.
Mít Thái Changai loai qua “gây nghiện” đối với nhiều người
1. Thứ nhất, những lý do nên trồng mít Thái Changai?
– Mít Thái Changai là loại cây dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, ít sâu bệnh.
– Là loại có thể trồng được ở nhiều khu sinh thái khác nhau và là loại cây trồng khá phù hợp trong chuyển đổi kinh tế ở vùng đất đồi.
– Cây mít không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, nhanh cho thu hoạch giúp nhà vườn sớm lấy lại vốn đầu tư ban đầu. Bên cạnh đó nếu trồng mít Thái Changai ở khu vực núi dốc giúp giữ đất, chống xói mòn.
2. Điều kiện khí hậu và đất trồng thích hợp trồng Thái Changai?
– Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để cây mít phát triển cho quả có vị ngọt đậm hơn.
– Là loại có khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với đất đỏ Bazan nên cần lưu ý đến mật độ và khoảng cách trồng. Khoảng cách trồng là 5*6m hoặc 6*7m.
Mít Thái Changai – giống mít năng suất, chất lượng cao, đáng nên trồng
3. Kỹ thuật chăm sóc cây mít Thái Changai
– Thời kỳ chăm sóc cơ bản khoảng 2 năm, từ lúc cây được trồng cho đến khi đậu trái ổn định. Từ năm thứ 3 trở đi là thời kỳ khai thác kinh tế. Giai đoạn này cần rất nhiều kinh nghiệm cũng như biện pháp kỹ thuật để xử lý cho cây ra trái.
3.1. Biện pháp tỉa cành cho cây mít Thái Changai
– Theo kinh nghiệm dân gian xưa nay đó chính là “Chanh làm rễ, mít làm cành” Với cây mít Thái Changai bà con nên chú ý đến tỉa cành, tạo tán nhằm tạo khung cành khỏe mạnh, phòng chống sâu bệnh hiệu quả.
– Thời điểm tỉa cành, khi cây được khoảng 1m trở lên. Khi cây còn nhỏ tỉa cành 2-3 lần/năm. Khi cây lớn, tỉa cành 1 lần/năm. Cắt bỏ các cành mọc sát mặt đất, cành mọc song song, cành cấp 1 cách đất khoảng 40cm trở lên.
3.2. Dinh dưỡng đối với cây mít Thái Changai
– Đối với mít nói riêng và các loại cây trồng nói chung. Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây vô cùng quan trọng. Cung cấp đúng – đủ và kịp thời nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng kinh tế sau này.
Lượng dinh dưỡng cung cung cấp cho cây Mít Thái Changai có thể áp dụng như sau:
- Dinh dưỡng hữu cơ:
Bố sung các loại phân hữu cơ có tác dụng bổ sung độ mùn cho đất, giúp đất tơi xốp, là mối trường tốt cho các vi sinh vật có lợi hoạt động phân hủy tại mùn cho cây.
– Năm thứ nhất: Bón 8kg/năm bón quanh mép lá
– Năm thứ 2: bón vào đầu vụ 15kg/ năm bón quanh mép tán
– Năm thứ 3: bón vào đầu vụ mưa 25kg/ năm bón quanh mép tán
– Năm thứ 4: Bón sau khi thu hoạch xong 35kg/năm. Bón quanh mép tán
– Năm thứ 5 trở đi, bón sau khi thu hoạch xong, 45kg/năm bón quanh mép tán.
- Dinh dưỡng vô vơ
Việc cung cấp các loại phân vô cơ cũng không thể bỏ qua.
– Đối với năm thứ 1: Bón với tỷ lệ 2:2:1
– Thời kỳ khai thác kinh tế bón với tỷ lệ 2:2:3
Ngoài ra cung cấp đầy đủ các yếu tố trung vi lượng như: đồng, sắt, kẽm, canxi, magie… là các yếu tố tuy lượng dùng rất ít nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình sinh, phát triển của cây mít nói riêng và tất cả các loại cây trồng nói chung.
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng vô cơ, hữu cơ thì việc bổ sung các chất điều hòa dinh trưởng là hướng được nhiều người hướng đến. Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây mít Thái Changai cân đối lại sinh lý điều hòa quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và đảm bảo các mối qua hệ giữa các cơ quan, bộ phận của cây. Một số loại sử dụng phù hợp cho mít đó chính là: Kích thích cây ra rễ: Auxin Alpha Na-NAA, NAA, K-IBA. Kích thích chồi: Cytokinin 6BA, Cytokinin DA6. Tăng khả năng hấp thụ phân bón, tăng sức khỏe, tăng kích thước trái cây: Brassinolide, Compound Sodium Nitrophenlate (Atonik đậm đặc), Cytokinin CPPU…
Đối với cây năm thứ 2 đã cho ra trái. Số lượng quả để trên cây lúc này chỉ nên để 2-3 quả/cây. Đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng, kích thước trái.
4. Phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây mít
– Các bệnh điển hình thường gặp đối với cây mít Thai Changgai: Bệnh thối nhũn, bệnh chảy nhựa do nấm gây nên Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium, Phytothora biện pháp sử dụng các loại thuốc: trị nấm định kỳ như Anvil, Ridomil, Aliette… Phun phòng và phun định kỹ khi thấy có sự xuất hiện của bệnh.
– Sâu hại thường gặp: Rầy đục trái, Sâu đục trái: Biện pháp dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực, túi nilon để bao bọc sau 10 ngày đậu quả để tránh sự tấn công của sâu hại.
Theo các kinh nghiệm dân gian ngoài ra còn có thể áp dung trồng xe kẽ giữa sả với mít để xua đuổi ruồi bọ
Bật mí cùng bạn cách giúp trái mít Thái Changai nhanh to, thơm và ngơn hơn!
Hiện đây là vướng mắc đang được các nhà trồng mít tìm lối thoát. Cách giúp trái mít nhanh to? Cách tăng kích thước trái mít Thái Changai? cách giúp múi mít Thái to, đều…? Qua những thử nghiệm và kiểm chứng, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn công thức như sau:
Sử dụng 60g Cytokninin CPPU 1% + 1,5g GA3 cho 100L nước phun 2 tuần/làm. Phun lúc trái đang phát triển, để thúc kích thước trái nhanh to. Là chất điều hòa sinh trưởng, sử dụng đúng nồng độ, thời gian cách ly không có ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Mit Thái Changai được áp dụng công thước tăng kích thước trái cây
Đây là kết quả Mít Thái Changai tại vườn anh Nguyễn Thanh Tuấn Phụng Hiệp – Hậu Giang sử dụng công thức to quả. Theo anh Tuấn chia sẻ: “Đối với những cây mít không áp dụng công thức, cũng với cách chăm sóc, nguồn dinh dưỡng cung cấp, trọng lượng trái đạt từ 13-15kg/quả, tuy nhiên sau khi áp dụng công thức trọng lượng quả có thể đạt lên đến 20-22kg/quả, múi to, thơm mẫu mã đẹp hơn nhiều.
Vụ đầu tiên Tôi chỉ áp dụng trên diện tích khoảng 300 gốc. Sau vụ này Tôi sẽ áp dụng công thức này cho cả vườn nhà mình”.