Được mệnh danh là nữ hoàng của các loại chanh. Chanh đàod với lớp vỏ mỏng vàng óng ả, mùi thơm ngát cùng lớp ruột hồng đào bắt mắt đã khiến cho loại quả này được chú ý rất nhiều khi mới xuất hiện.
Chanh đào có tên khoa học là Citrus limonia. Loại cây thuộc họ cam này được xếp vào nhóm cây quý trong những giống cây chanh được trồng ở nước ta. Sở dĩ chúng được ưu ái đến thế là do ngoài đặc điểm bắt mắt ra thì cây chanh đào còn được sử dụng làm cảnh trang trí nhà cửa và đặc biệt là loại nguyên liệu làm thuốc trị ho vô cùng hiệu quả.
Chanh đào quả thường to hơn chanh ta. Vỏ khi chín thường có màu xanh hơi ngả vàng cho đến hồng nhẹ. Vỏ quả khá mỏng chưa nhiều tinh dầu và bên trong ruột có màu hồng đào khá đẹp mắt. Đặc biệt loại chanh này ít hạt hơn so với chanh ta vị chua không ngắt như chanh ta mà còn khá thơm. Khi mới xuất hiện trên thị trường giá loại chanh này có khi lên tới 50.000 đồng/kg.
Do có màu sắc đẹp bắt mắt nên không chỉ để ăn mà cây chanh đào còn được trồng làm cảnh trong vườn khá nhiều. Mỗi mùa hoa nở và đậu quả hương thơm lan tỏa khá xa rất dễ chịu. Đặc biệt phần vỏ chanh và cả quả được dùng để ngâm với đường phèn chữa một số bệnh ho, hen cảm cúm rất hiệu quả
Cách trồng chanh đào cho năng suất cao:
1. Thời vụ trồng cây chanh đào:
Với giống chanh này bạn có thể trồng quanh năm nhưng vụ xuan và vụ thu trồng sẽ cho trái to và thơm ngon nhất.
2. Mật độ trồng cây:
Cây chanh đào có bộ rễ khỏe và tán xòe khá rộng nên bạn cần đào hố trồng sâu từ 60-80cm. Từng hố cách nhau khoảng từ 3 đến 4 m. Trước khi trồng cần bón lót cho hố khoảng 20kg phân hữu cơ
3. Chuẩn bị hố trồng, chăm sóc cây non:
Đặt vào từng hố từng bầu cây giống rồi đắp đất phủ kín phần gốc cây. Dùng cọc tre giữ cho cây con mới trồng đứng thẳng không bị gió lay động. Tiến hành tưới nước ngay sau khi trồng cây con giống để giúp cho rễ non của cây mau phát triển.
4. Bón phân cho cây chanh đào :
-
Bón lót:
Đây là công việc quan trọng và ảnh hưởng đến năng suất của cây sau này. Trước khi trồng bạn nên bón xuống dưới hố đào khoảng 20kg phân chồng hoai mục rồi rải một lớp đất lên trên sau đó mới trồng cây giống. Việc này sẽ giúp kích thích cây phát triển ra rễ trong thời gian đầu. Nhớ luôn tưới nước thường xuyên trong thời gian này để cây mau bén rễ.
-
Bón thúc:
Cây chanh đào năm đầu tiên bạn cần bón thúc cho cây. Pha 1 muống nhỏ phân ure với 10 lít nước và tưới quanh gốc cây định kì 3 tháng 1 lần. Bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại phân lân, kali theo khuyến cáo của các chuyên gia.
Chú ý để cây phát triển tốt nhất cần thường xuyên cắt tỉa cành và lá già. Lá héo úa. Loại bỏ những cành rậm để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển và tập trung sức nuôi những cành to khỏe. Thường xuyên nhặt cỏ dại và xới đất để cho cây được thông thoáng tránh bí rễ và ngập úng.
5. Phòng trừ bệnh
Cây chanh đào cũng giống như những loại chanh khác hay bị bọ xít, rầy hoặc rệp tấn công. Nên dùng tay bắt hoặc sử dụng chế phẩm sinh học phun để loại bỏ.
Cây cũng gặp một số loại bệnh như bệnh đốm trắng, bệnh thối rễ và ghẻ trên thân. Điều trị bằng cách phun chế phẩm sinh học Topsin M nồng độ 0,075-0,1%, cùng một lượng vôi bột vừa đủ.
6. Xử lý cho cây ra hoa, đậu quả
Trước thời điểm cây ra hoa 1 tháng bạn nên ngưng bón phân và tưới nước. Chỉ duy trì độ ẩm cần thiết để cây không bị héo. Cắt tỉa những cành bị khô héo giữ lại những cành khỏe, cành chủ lực và giúp cho cây thông thoáng hơn. Đầu tháng 12 bạn ngưng tưới nước để cay khô hạn trong vòng 1 tháng sau đó tưới trở lại cây sẽ trổ hoa đồng loạt.
Thời gian cây chanh đào ra quả non nên bón thêm một lượng phân NPK để kích thích dinh dưỡng nuôi quả non. Khoảng 30 ngày từ khi đậu trái là có thể thu hoạch được. Trung bình một kg chanh đào tươi có từ 15 đến 17 quả. Bảo quản chanh đào ở nơi râm mát sẽ giúp chanh tươi lâu không bị héo giảm giá trị.