Đặc điểm hình thái của cây
Cây lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ lớn chiều cao khoảng 0,5-5m, sần sùi, tán rộng, lá thường xanh, nhiều cành nhánh. Ở nước ta lộc vừng được phân ra loại lá dài, lá tròn hoặc phân theo màu hoa: hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng. Tuy nhiên, phổ biến nhất phải kể đến là loại lá dài, hoa đỏ nhưng loại lá tròn thì hoa nở sớm và bền hơn lá dài.
– Thân cây lộc vừng: thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm, thân cây có hình dáng xù xì, vỏ cây có màu xám.
– Lá cây lộc vừng: Lá lộc vừng hình bầu dục khi còn non mới nhú có màu đỏ tía, màu của lộc non nhưng lớn lên thì chuyển màu xanh mượt, đậm màu. Lá lộc vừng thuôn dài, nhọn dần về phía cuống, mép lá có răng cưa mềm mại, cuống ngắn, gân nổi rõ. Khi lá rụng để lại vết sẹo hình lưỡi liềm.
– Hoa lộc vừng: Hoa lộc vừng có màu trắng, đỏ, vàng, với những bông hoa nhỏ xinh kết thành chuỗi dài 6-20cm với hình dáng mềm mại, thướt tha, khi nở hương hoa thoang thoảng tạo vẻ đẹp quyến rũ, nổi bật cho cây. Đặc biệt, hoa của cây lộc vừng thường rộ vào tháng 3, kéo dài đến tháng 8.
– Quả lộc vừng: Quả lộc vừng màu nâu ít hạt và chìm trong thịt, hình cầu, vỏ ngoài cứng.
Công dụng của cây
Vì có thân rộng nên có thể dùng để lấy gỗ trong ngành mộc, do đó mà nhiều vật dụng giá trị được chế tạo từ gỗ của cây lộc vừng như bàn ghế, giường tủ nên thường tác dụng trong lĩnh vực sản xuất nội thất. Tuy nhiên từ xưa người dân đã sử dụng cây lộc vừng để làm bài thuốc dân gian chữa các bệnh như: chữa đau bụng, sốt, tiêu chảy, ho và hen suyễn, trị bệnh sởi, chữa đau mắt và tiêu chảy, cơn đau bụng. Đặc biệt trong lộc vừng lá dài chứa axit Barringtogen, stigmasterol-3-beta-O-Dglucoside, beta-sitosterol,..có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Hạt giống có độ nảy mầm cao, khỏe mạnh, sinh sống và phát triển phù hợp với khí hậu nước ta
Những ý nghĩa về mặt phong thủy của cây lộc vừng
Theo như ông cha ta thì từ xưa cây lộc vừng với lộc trong từ “phát lộc”, vừng có nghĩa là nhỏ nhặt nhưng nhiều, hoa cây có màu đỏ mang nghĩa thịnh vượng và may mắn mang tài lộc về cho gia chủ.
Ngoài ra, ý nghĩa cây lộc vừng tượng trưng cho sự bình dị, phát triển kinh tế và phát tài phát lộc cho gia chủ. Cây lộc vừng dáng đẹp, khi trồng loại cây này trong nhà sẽ làm cho ta cảm gia bình yên, thu hút được tiền tài danh vọng. Bên cạnh đó, hoa của cây có màu đỏ tượng trưng cho chuyện vui trong nhà, khi hoa nở thì báo hiệu sắp cho chuyện hỉ diễn ra trong nhà.
Chính những điều này đưa đến nhiều ý nghĩa khác nhau cho cây lộc vừng đồng thời chúng thường được sử dụng thành những món quà để biếu tặng cho nhau, làm cây phong thủy, làm quà tặng các dịp đặc biệt như tân gia, cây nhỏ có thể dùng làm cây nội thất,…
Cây lộc vừng là cây dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng trong sân vườn, nơi công cộng, khu đô thị, khu sinh vật cảnh…để lấy bóng mát, trang trí và làm cảnh. Vì vậy, người ta thường nhân giống cây này bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành hay chiết cành để cây mọc nhanh và phát triển nhanh hơn. Đặc biệt, cây lộc vừng lá dài cần trồng ở đất tơi xốp, thoát nước tốt, nếu trồng ở đất rễ cây sẽ phát triển rất sâu hút chất dinh dưỡng trong lòng đất bởi vậy, bạn không cần phải tưới nước quá nhiều, nhưng còn trồng trong chậu thì nên tưới nước thường xuyên.