Nguồn gốc cây bưởi đỏ luận văn
Bưởi đỏ luận văn hay còn được gọi là bưởi tiến vua, sở dĩ bưởi có tên gọi này bởi đây được xem như giống bưởi quý hiếm, xưa kia thường được dùng để mang tiến lên vua. Bưởi đỏ luận văn có nguồn gốc từ làng Luận Văn, xã thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Đặc điểm hình dáng cây bưởi đỏ luận văn
Bưởi đỏ luận văn có quả dạng hình cầu và đỉnh lồi, mỗi quả có trọng lượng trung bình từ 1- 1,5kg. Khi xanh vỏ bưởi có màu xanh đậm như các giống bưởi khác, nhưng khi chín vỏ bưởi luận văn chuyển sang màu màu đỏ hồng, đây được xem như đặc nhận dạng bưởi đỏ luận văn với các loại bưởi thông thường khác. Khi bổ ra, cùi vỏ và từng tép bưởi cũng đều có màu đỏ hồng đặc trưng, mỗi tép bưởi đỏ luận đều săn chắc, mọng nước. Bưởi đỏ luận văn ăn rất giòn, ít hạt, có vị chua chua ngọt ngọt rất đặc trưng, bưởi không bị the đắng ngay cả khi trái còn chưa chín.
Đặc điểm sinh trưởng cây bưởi đỏ luận văn
Bưởi đỏ luận văn có tốc độ sinh trưởng trung bình, rất khó thích nghi với điều kiện môi trường không thuận lợi vì vậy cần sự chăm sóc kỹ càng mới có thể phát triển và cho năng suất cao được. Giống bưởi phù hợp trồng ở những nơi đó độ ẩm cao, nhiệt độ thấp điểm hình như các tỉnh phía Bắc. Sau khi trồng được 3 năm cây bắt đầu cho trái và hoa, đến năm thứ 7 cây bắt đầu ổn định năng suất và chất lượng quả đồng đều. Bưởi đỏ luận văn bắt đầu thu hoạch từ giữa tháng 10.
Những giá trị của bưởi đỏ luận văn mang lại
Hàm lượng dinh dưỡng cao của bưởi đỏ luận văn
Bưởi đỏ luận văn rất giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời còn là phương thuốc lợi tiểu, giúp cơ thể có thể loại bỏ được những chất tố gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, bưởi được đánh như một loại thực phẩm chức năng cung cấp năng lượng tích cực cho cơ thể. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, khi sử dụng bưởi đỏ luận văn sẽ giúp giảm hàm lượng chất béo và cholesterol đáng kể trong cơ thể.
Bưởi đỏ luận văn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân
Trên thực tế, bưởi đỏ luận văn là loại bưởi quý hiếm được sử dụng nhiều, nhất là trong những dịp tết đến, lễ, giỗ chạp, vì vậy bưởi có giá thành khá cao trung bình giao động từ 500 – 650 nghìn đồng/quả. Ngoài ra, bưởi đỏ luận văn còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp sản xuất các loại thức uống, thực phẩm chứ năng có lợi cho sức khỏe, có thể nói giống bưởi này có thị trường tiêu thụ rộng lớn ngay cả trong ngành công nghiệp.
Cách trồng và chăm sóc cây bưởi đỏ luận văn
Chuẩn bị đất trồng
Bưởi đỏ luận văn thích hợp trồng ở đất thịt có các thành phần cơ giới nhẹ, đất trồng phải cung cấp đủ dinh dưỡng, độ ẩm và độ thông thoáng tốt. Trước khi trồng cây giống cần ủ đất với phân chuồng hoai mục hoặc các loại mùn bã khoảng 1 tháng để cân bằng lại chất dinh dưỡng trong đất. Nếu trồng ở nơi đất chua, nên rắc vôi để cân bằng lại độ pH thích hợp trong đất (khoảng 5,5 – 6,5 độ là thích hợp nhất).
Đào hố, làm mương xung quanh vườn
Nếu trồng ở nơi trũng thấp, thì nên làm hệ thống thoát nước cho cây vào mùa mưa để tránh bị ngập úng. Còn nếu ở vung đất cao, nên đào hố ngang mặt đất và đắp vồng hố cây để thuận tiện cho việc chăm sóc sau này. Nên đào hố trồng bưởi đỏ luận văn theo kích thước phù hợp với bầu đất, thông thường nên dào theo hình vuông, có kích thước 0,6×0,6m.
Cách trồng bưởi đỏ luận văn
Sau khi ủ đất xong, bạn có thể tiến hành trồng cây giống, trước khi trồng nên tỉa bớt lá của giống đi. Khi trồng nhớ đặt nhẹ nhàng tránh để bầu đất bị vỡ, nén chặt đất xuống phần gốc, dùng nẹp tre và dây để cố định thân giống đứng thẳng, không bị nghiêng, đổ, cuối cùng tưới đẫm nước vào cây giống mới trồng để cây có đủ độ ẩm.
Tham khảo thêm rất nhiều kiến thức về các loại cây công trình tại đây
Cách chăm sóc bưởi đỏ luận văn
Bón phân
Trong giai đoạn cây đang phát triển rễ và tán cây, nên bón phân đạm và NPK cho cây định kỳ 2 tháng/lần, bạn có thể hòa tan trong nước và tưới cho cây giống, để cây có thể hấp thụ nhanh hơn các chất dinh dưỡng. Từ năm thứ 3 trở đi, cần cung cấp thêm urê và NPK (16 -16 -8) cho cây, bón trực tiếp vào xung quanh gốc cây. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả cần bón thêm hàm lượng KCl cho cây để kích thích đậu trái ở cây. Trước khi thu hoạch, nên bón thêm phân Kali cho cây để tăng năng suất chất lượng quả bưởi.
Tưới nước
Trong thời gian vừa trồng giống cần cung cấp nước đầy đủ 2 lần/ngày, để cây đủ độ ẩm phát triển rễ, và tán. Vào mùa khô, tăng cường lượng nước cho cây tưới đầy đủ 2 lần vào buổi sáng và tối, những ngày nắng to nên dùng giàn tưới nhỏ giọt để tưới. Mùa mưa, giảm lượng nước xuống 2 ngày/lần, những ngày mưa nhiều không ngớt nên dừng tưới và tiến hành thoát nước cho cây.
Xem thêm:
- Cây nho Ninh Thuận
- Cây thanh long ruột đỏ
Tạo tán, tỉa cành
Cần thường xuyên tỉa bớt những cành khô héo, những cành yếu, mắc bệnh để giúp cây tập trung chất dinh dưỡng. Đồng thời, tạo tán và tỉa cành định kỳ 2 tháng/lần để tạo sự thông thoáng và tiêu diệt điều kiện để nấm và vi khuẩn có cơ hội gây hại cho bưởi.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Cần thường xuyên kiểm tra và xem xét tình hình vườn bưởi để phát hiện những dấu hiệu bất thường của cây, đồng thời có những biện pháp kịp thời để phòng trừ sâu bệnh, tránh để sâu bệnh phát triển và lây lan sang các cây khác. Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, cần tiến hành cách ly, tiêu hủy hoặc sử dụng những biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng cho cây.
Một số bệnh bưởi đỏ luận văn thường gặp
Bệnh loét do sâu bùa vẽ gây ra
Khi bị nhiễm bệnh cây có những vết lõm sâu, thân cây chảy mủ vàng và sau đông cứng lại và chuyển sang màu nâu. Nếu để lâu, các vết loét sẽ lan tới lá, chồi non và trái gây thối và rụng khi quả còn non. Để phòng trừ bệnh loét ở bưởi luận văn, đầu tiên thường vệ sinh vườn, làm cỏ sách sẽ định kỳ 2 lần/tháng để sâu vẽ bùa không có điều kiện sing trưởng. Sử dụng Aliette 2,4%, hoặc vôi tôi 1% để phun vào chồi non cho cây, mỗi lần phun cách nhau từ 20 – 25 ngày.
Bệnh đốm rong trên cây bưởi đỏ luận văn
Bệnh đốm rong thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiều nước. Ban đầu, trên cây xuất hiện những chấm màu xanh, sau đó chúng phát triển thành hình tròn hoặc hình bầu dục to, trên vết bệnh có lớp tơ mịn màu xanh rêu. Nếu đẻ nặng, lá và trái bưởi trở nên thô ráp, không có sức sống và rụng dần khi còn non, cây bưởi khi mắc bệnh cũng không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến cây bị còi cọc, kém phát triển và chết dần sau đó. Để phòng trừ loại bệnh này, cần tuân thủ quy tắc trồng cây đúng khoảng cách và mật độ. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm Kumulus 80DF để khắc phục tình trạng bệnh cho cây. Với những chia sẻ trên, tin chắc rằng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích, đặc biệt là cách trồng và chăm sóc giống bưởi đỏ luận văn quý hiếm này.