Không phải vì hiện nay mọi người ưa chuộng giống khế ngọt mà những cây khế chua bị quên lãng đâu nhé. Khế chua vẫn được nhiều người trồng trong vườn để ăn hoặc làm cảnh. Trong y học khế chua được chứng minh là có nhiều công dụng hơn khế ngọt.
Từ xưa những cây khế được trồng ở nước ta hầu như là giống khế chua. Mãi cho đến khi giống khế ngọt được du nhập thì người dân mới chuyển sang trông nhiều khế ngọt vì đơn giản chúng ngon miệng dễ ăn hơn khế chua. Tuy nhiên không vì thế mà khế chua mất đi vị thế của mình. Hương vị dôm dốp chua chua giòn khiến ai cũng phải nhớ mãi.
Đặc điểm của giống khế chua
Khế chua thuộc loại thân gỗ có chiều cao trung bình tới 5m. Lá khế có dạng lông chim mọc kép. Chôi non có màu hồng phủ lông tơ khi già sẽ chuyển sang mau xanh . cây phát triển nhiều chồi nhất vào tháng 4 hàng năm.
Khế chua có quả to bé tùy giống tuy nhiên đều có dạng hình sao. Khi chín quả sẽ chuyển sang màu vàng và độ chua giảm dần đến chua ngọt khá ngon miệng.
Theo nghiên cứu thì vị chua của khế được tạo thành do bên trong có chứa hàm lượng axit hữu cơ. Trong 100g khế chua có chứa 800-1250mg acid. Độ chua của từng loại khế cũng có sự khác nhau. Có loại chua dịu có loại chua gắt đều do hàm lượng acid trong đó quyết định.
Công dụng của cây khế chua
Theo đông y khế chua là một nguyên liệu quý có thể chữa được nhiều bệnh mà các giống khế ngọt không làm được điều này.
Vỏ và rễ khế chua thái nhỏ sao vàng kết hợp với vỏ quýt lâu năm sắc uống giúp trị ho gà khá hiệu quả. Lá khế sắc uống có thể trị hen suyễn ở trẻ em. Ngoài ra tắm lá khế còn giúp trị rôm sẩy khá tốt. Bên cạnh đó khế chua còn được dùng nấu canh chua, làm mứt, ngâm rượu vv. Một loại quả rất nhiều công dụng thân kì.
Cách trồng và chăm sóc cây khế chua
Khế chua được nhân giống bằng phương pháp ghép cành hoặc ghép chồi. Cây ghép sẽ mang đầy đủ tính trạng của cây mẹ nên sinh trưởng và phát triển tốt nếu như cây mẹ cũng khỏe mạnh.
Thời vụ trồng khế chua
Tại miền Bắc khế chua thường được trồng vào vụ xuân khoảng tháng 2-3. Bạn cũng có thể trồng khế chua vào tháng 8-10 hàng năm cũng cho sai quả và chất lượng tốt. Khoảng cách trồng nên cách nhau từ 4-5m và có thể trồng lẫn những loại cây khác cho thu hoạch sớm hơn khế.
Tiêu chuẩn đất và làm hố trồng khế
Đất trồng khế chua không cầu kì về loại đât. Chỉ cần tơi xốp thoát nước tốt và đất được cày bừa kĩ càng là được. Bạn cần nhặt sạch cỏ dại cho đất trước khi trồng. Nếu trồng ở nwoi trũng thấp thì nên lên luống cho cây. Đào hố với kich thước 0,6×0,5×0,5m. Bón lót vào đó một lượng phân chuồng hoai mục khoảng 20kg + 1kg phân Super Lân và +1kg vôi bột. Trộn đều với đất rồi lấp đất lại trên hố trồng.
Kỹ Thuật Trồng Cây Khế Chua
Khi trồng cây cần chú ý trồng vào buổi sớm khi trời mát tránh trồng buổi trưa trời nóng cây dễ sốc nhiệt. Sau khi trồng cây giống vào hố trồng bạn có thể cắm cọc để cố định cây khỏi đổ. Sau khi trồng cần tưới nước ngay giữ ẩm cho đất độ ẩm khoảng 80%. Sau khi trồng cây có độ cao khoảng 1m bạn tiến hành cắt tỉa cây và tạo tán. Lọai bỏ những cành già khô héo sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng cho những cành còn lại khỏe hơn. Chú ý tỉa cành đều loại bỏ những cành quá rậm rạp. Khế là loại cây thân khá giòn nên bạn cần cắm cọc cho cây khỏi gẫy trong thời kì thu hoạch trái.
Cách chăm sóc cây khế chua
Tưới nước
Khế chua nói riêng và các loại khế khác nói chung cần phải cung cấp đủ nước cho cây khi mới trồng. Vào mùa khô lượng nước này cần phải tăng lên và trong thời kì trái đang lớn cũng cần khá nhiều nước. Khi trồng cần phòng trừ cỏ dại bằng việc cắt tỉa và vun xới đất thường xuyên. Nên phủ gốc khế bằng rơm rạ hoặc cây phân xanh.
Bón phân cho cây
Để cây khế chua cho ra nhiều trái và chất lượng quả tốt nhất đòi hỏi bạn cần bón phân định kì cho cây. Hàm lượng phân bón và thời gian bón sẽ khác qua các năm.
- Trong 3 năm đầu: Đây là thời kì sinh trưởng nhất của cây. Định kì bạn bón thúc cho cây với hàm lượng phân bón gồm : 200-400g NPK và 5kg phân chuồng hoai mục.
- Những năm tiếp theo là giai đoạn cây cho thu hoạch quả nhiều nên lượng phân bón mỗi năm cần tăng khoảng 15%. Định kì chia ra làm 3 lần trong một năm.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Nhìn chung cây khế ít sâu bệnh hại nên bạn chỉ cần chăm chỉ bắt sâu bằng tay và vệ sinh vườn sạch sẽ đồng thời nguồn nước tưới không bị ô nhiễm thì sẽ tránh được nhiều dịch bệnh hại cây.
Thu hoạch quả khế chua
Khế chua thường thu hoạch sau 3 tháng kể từ khi ra hoa. Khi chín quả khế sẽ có kích thước to và chuyển sang màu hơi vàng. Chú ý bạn không nên thu hoạch khi khế chua còn xanh vì khế không chín thêm khi thu hoạch. Nên thu hái khi trời mát không mưa và nhẹ nhàng tránh làm dập khế.