Tên phổ thông: Mít Thái Lá Bàng
Tên khoa học: Artocarpus heterophyllus
Họ thực vật: Dâu tằm – Moraceae
Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam
Phân bố ở Việt Nam: Phổ biến ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
A. Đặc điểm hình thái:
Thân, tán, lá: Thân thẳng, tán nhọn dạng cây không lớn hoặc nhỏ quá. Thân cây Mít có vỏ mịn, màu xanh nâu, lá dày to màu xanh, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có gân nổi nhám. Mít Thái Lá Bàng cây con cao từ 9-21 m, cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh, phát triển tốt.
Hoa, quả, hạt: Hoa xuất hiện trên các cuống ngắn, hoa cái thụ phấn và phát triển thành múi mít, còn các hoa khác thui đi tạo thành xơ. Quả Mít khi sống vỏ màu xanh, khi chín có vỏ màu vàng và rất thơm.
Hột Mít có màu nâu sáng được phủ bởi một màng trắng mỏng, hột dài bên trong có màu trắng và giòn. Cây Mít Thái Lá Bàng ít xơ, trái nhiều, to, vỏ mỏng.Khi chín hoàn toàn sẽ có mùi rất thơm, ngon.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: nhanh
Phù hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt, dễ dàng chịu lạnh, không chịu được hạn hán. Mít có bộ rễ gắn sâu, chống hạn tốt, Mít chống úng.
Mít Thái Lá Bàng là loại cây ăn quả nhiệt đới được ưa chuộng và rất có giá trị. Ngoài ăn tươi, Mít còn có thể chế biến sấy khô để đóng gói, tăng mùi vị cho nhiều loại kem, nước giải khát…Gỗ Mít có thể dùng trong xây dựng, sử dụng gỗ mít đóng đồ mộc…