Không chỉ thơm ngon ngọt đậm. Những quả xoài tượng còn có ngoại hình thuộc hàng khủng nhất trong các loại xoài với trọng lượng trung bình một quả lên đến 1kg.
Thật hiếm có loại xoài nào có thể có kích thước to như giống xoài tượng. Có thể do kích thước của chúng mà giống xoài này mang tên xoài tượng ( Vói). Ở nước ta giống xoài này được trồng ở nhiều nơi những nhiều và nổi tiếng nhất vẫn là Đại An tỉnh Bình Định.
Khi có dịp đến đây vào mùa hoa xoài nở bạn sẽ thấy những mảnh vườn hoa nở trắng muối cả vùng trời. Thời điểm vào vụ thu hoạch nơi đây tấp nập người và xe qua lại vận chuyển loại quả đặc sản này đi khắp cả nước
Đặc điểm của xoài tượng và lợi ích của chúng
Cây xoài tượng có chiều cao trung bình từ 4-7m. Hiện nay người trồng xoài đã giới hạn chiều cao của cây chỉ cho phát triển cành nhánh để cây cho năng suất cao nhất. Hoa xoài tượng mọc thành chùm có màu trắng khá đẹp. Qủa xoài có dạng hình thuôn dài khi chưa chín màu xanh và khi chín vỏ sẽ chuyển sang màu vàng rất đẹp. Qủa xoài tượng khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon ngọt ngào.
Hình ảnh cây xoài tượng
Xoài tượng nói riêng và các loại xoài khác nói riêng được xếp vào top 5 các loại trái cây giàu dinh dưỡng. Trong một quả xoài tượng có chứa các loại Vitamin A, Vitamin nhóm B cùng các loại dưỡng chất khác như Calo, Lipid, Cholesterol, Natri 1, Kali 168, Cacbohydrat, Chất xơ, Đường, Protein. Những dưỡng chất này đều cần thiết cho sức khỏe và cơ thể của con người. Đặc biệt ăn xoài có thể giúp chữa một số bệnh khác nhau khá hiệu quả.
Cách trồng cây xoài tượng cho năng suất cao
Tiêu chuẩn đất trồng
Xoài tượng không khó tính khi trồng. Theo kinh nghiệm của các nhà vườn trồng lâu năm thì loại đất thích hợp nhất cho xoài tượng là đất có độ Ph từ 5-7. Với những vùng đất kém màu mỡ cây xoài tượng lại cho ra nhiều hoa và đậu trái hơn là những vùng đất quá màu mỡ. Nên trồng xoài tượng ở những vùng đất bằng phẳng sẽ giúp cây khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
Thời vụ trồng
Xoài tượng thường được trồng vào đầu mùa mưa tháng 5-7 hàng năm. Với nhiều nơi trồng diện tích ít thì bạn có thể trồng xoài tượng vào nhiều thời vụ khác nhau miễn là phải tránh những thời điểm tránh nắng nóng và rét đậm.
Tiêu chuẩn chọn giống
Hiện nay giống xoài tượng được trồng và nhân giống bằng cách ghép cây là chủ yếu. Phương pháp nhân giống này giúp cây giữ được nguồn gen quý từ cây mẹ và cây trồng không bị thoái hóa. Khi chọn cây con giống thì nên chọn những cây khỏe mạnh không sâu bệnh sẽ giúp cây xoài sau này cho thu hoạch ddeuf đặn và năng suất cao.
Kỹ thuật trồng
Xoài tượng là loại cây thân gỗ lâu năm. Nếu như trồng và chăm sóc cẩn thận thì có thể cho thu hoạch được đến 20 năm. Trước khi trồng từ 1-3 tháng bạn tiến hành chuẩn bị hố trồng thật sạch. Đào hố với kích thước tối thiểu 50x50x50cm và khoảng cách giữa các hố khoảng 4m trở lên. Bón lót vào từng hố 10kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân Lân và một lượng vôi bột giúp khử trùng hết màm bệnh trong đất.
Hình ảnh cây và quả xoài tượng
Khi trồng xoài tượng bạn chú ý bóc túi nilon nhẹ nhàng để không làm đứt rễ cây non. Đặt nhẹ nhàng cây con giống xuống dưới hố chỉnh hướng thẳng đứng rồi lấp đất lại dùng tay lèn chặt bề mặt gốc cây. Trồng xong tưới nước ngay cho cây và giữ ẩm trong đất 1 tháng trồng sau đó.
5. Chăm sóc: Thời kỳ cây trong 1 năm tuổi là thời kỳ này cây sinh trưởng mạnh hầu như quanh năm để hoàn thiện bộ khung tán.Việc cần làm lúc này là cung cấp đủ lượng nước, phân bón và phòng trừ cỏ dại để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng mạnh.
Yêu cầu lượng nước: Sau khi cây đã ra rễ phát triển ổn định lúc này cần chăm chỉ tưới nước duy trì độ ẩm. Vì là loại cây ưa ẩm nên định kì 3 ngày một lần bạn tiến hành tưới cho cây một lần.
Cắt tỉa và tạo tán cho cây: Sau khi trồng khoảng 3 tháng cây có thể có chiều cao hơn 1,5m. Lúc này bạn cần uốn tỉa cành và tạo dần bộ khung cho cây. Một cây chọn từ 2-3 cành chính để phát triển còn lại cắt tỉa bỏ đi những cành vượt, cành héo úa và sâu bệnh. Với mỗi cành chính bấm ngọn để cho ra cành cấp 2. Khi cành cấp 2 phát triển mạnh bạn tiếp tục bấm ngọn để tạo cành cấp 3. Cứ như thế bạn tiến hành tạo dựng bộ tán cho cây để giúp hạn chế độ cao của cây giúp tiện chăm sóc và thu hái sau này.
– Bảo vệ hoa và trái non: Để bảo vệ quả xoài tượng khi cây ra quả là điều cần thiết hiện nay. Bằng cách bao trái bằng loại giấy vải mỏng có lỗ thoáng khí sẽ giúp cây hạn chế được sâu bệnh vừa giúp cho vỏ xoài tượng đẹp mắt bán được giá hơn.
Bón phân
– Giai đoạn cây tơ: Loại phân thích hợp và thông dụng nhất hiện nay là phân NPK ( 16-16-8). Định kì một năm bón làm 2 lần mỗi lần 200-400g cho mỗi gốc. Cách bón khá đơn giản chỉ cần rải đều xung quanh gốc cách gốc 30cm là được.
– Giai đoạn cây trưởng thành: Ở giai đoạn trưởng thành và cho thu hoạch ddeuf mỗi năm chia làm 2 lần bón và đầu mùa mưa và cuối mùa thu. Khối lượng phân cho mỗi gốc khoảng 2-3kg.. Những năm nào cho ra nhiều quả thì tăng lượng phân bón thêm 10% sẽ giúp cây phát triển tốt hơn cho những năm sau đó.
Phòng trừ sâu bệnh
Xoài tượng cũng giống như một số loại xoài khác có những bệnh điển hình. Việc này đòi hỏi bạn phải theo dõi chăm sóc thường xuyên để kịp thời phát hiện ra những bất thường đẻ từ đó có hướng xử lý cho phù hợp.
– Bệnh thán thư: Biểu hiện của bệnh này là khiến hoa bị thối và rụng. Bạn tiến hành phun xịt dung dịch Benlat C từ khi hoa nở cho đến khi tạo quả cứ 7 ngày một lần.
– Bệnh phấn trắng: Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến hoa và quả đặc biệt là vào thời kì trước thu hoạch. Chúng khiến năng suất và chất lượng quả giảm đáng kể. Với loại bệnh này bạn tiến hành phun xịt cho cây loại thuốc Anvil 5SC đều lên quả khoảng 2 lần.
– Bệnh cháy lá: Vào mùa mưa bệnh cháy lá thường xảy ra khiến lá của cây bị cháy đen. Để phòng trừ loại bệnh này nên loại bỏ lá bệnh rồi sau đó phun loại thuốc Kasumin 2L đều lên thân.
– Sâu đục thân, đục cành: Loại sâu đục thân này làm ảnh hưởng trực tiếp đến cây xoài và để lại hậu quả khá nặng nề nếu không kịp thời chữa trị. Cách phòng trừ là dùng bẫy đèn để bắt sâu trưởng thành rồi phun vào lỗ trên cây loại thuốc Padan 95SP để diệt sâu non.
Ngoài ra còn có nhiều loại sâu bệnh hại cây xoài tượng khác như bệnh thán thư, thối rễ. Cần chăm chỉ vun xới đất cho tơi xốp để không bị ứ đọng nước. Định kì nhổ sạch cỏ dại để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây và lây lan bệnh hại.
8. Thu hoạch:
Khi quả xoài tượng chín vỏ sẽ chuyển sang màu hơi vàng. Nên thu hái vào thời điểm này là thích hợp chứ không nên chờ quả chín vàng mới thu hái sẽ không giữ được lâu. Nên chọn thời điểm trời râm mát để thu hái. Sau khi hái quả xuống tiến hành phân loại xoài tượng và vệ sinh qua quả rồi bảo quản nơi thoáng mát sẽ giúp quả tươi lâu hơn. Cây xoài sau mỗi vụ cần cắt tỉa cành già, cành khô héo và bón bù đắp thêm phân bón để cây mau lại sức